CPU di Laptop

Tất tần tật về CPU Laptop

Tìm hiểu về CPU laptop

CPU là một trong những yếu tố mà người dùng vô cùng quan tâm khi lựa chọn mua 1 chiếc máy tính. Hôm nay, hãy cùng laptop88 sẽ giúp bạn hiểu kĩ hơn: CPU là gì, các thông số quan trọng của 1 chiếc CPU cũng như cách đọc tên 1 cách đơn giản nhất.

CPU là gì?

CPU là tên viết tắt Central Processing Unit, chính là bộ xử lý trung tâm của máy tính, có nhiệm vụ xử lý các chương trình vi tính và dữ liệu. Hiểu đơn giản thì CPU chính là bộ não của một chiếc máy tính. Máy tính có hoạt động trơn tru hay không, xử lý thông tin nhanh hay không phụ thuộc phần lớn vào linh kiện này.

Chọn CPU theo mục đích?

Mục đích

CPU

CPU mẫu

Thời lượng pin

Workstation/Gaming

Core i5/ i7 HQ Series

Core i7 -7820HK, Core i5 7440HQ

3 đến 8 tiếng

Laptop làm việc hàng ngày (có boost)

Core i7 U Series

Core i7 7500U

5 đến 17 tiếng

Laptop làm việc hàng ngày

Core i5 U Series

Core i5 -7200U, Core i5 6200U, Core i5- 6300U

5 đến 17 tiếng

Laptop siêu mỏng. Hiệu suất vừa phải

Core m / core i5 /i7 Y Series

Core m3, Core i5 7Y54

5 đến 9 tiếng

Laptop giá rẻ. Hiệu năng thấp

Celeron, Pentium

Celeron N3050, Pentium N4200

4 đến 6 tiếng

Laptop siêu rẻ. Hiệu năng cực thấp

Atom Series

Aton Z3735F, Atom x3, Atom x5

7 đến 12 tiếng



Phân biệt core i3, i5, i7

Trong máy tính bạn sẽ thường thấy 3 ký tự này, đây chính là 3 phiên bản xử lý khác nhau của chip. I7 có khả năng xử lý mạnh nhất , tiếp đến là i5, i3. Đối với người sử dụng laptop thông thường thì i3, i5 là đủ. Còn nếu là dân thiết kế đồ hoạ thường xuyên xử lý các tác vụ nặng thì nên chọn i5, i7.

Các thông số quan trọng của CPU

Nhân xử lý của bộ vi xử lý (Cores). Trong 1 CPU có thể bao gồm nhiều cores khác nhau, các core này hoạt động độc lập, riêng biệt với nhau. Hầu hết CPU của máy tính xách tay hiện nay đều gồm 2 cores, thậm chí 4 cores

Công nghệ siêu phân luồng (Hyper-Threading) là công nghệ chia tách từng lõi vật lý thành lõi ảo. Hay hiểu đơn giản, Hyper Threading cho phép lõi CPU vật lý hoạt động như 2 CPU, giúp cho CPU có thể xử lý được nhiều tác vụ trong cùng 1 thời điểm.

Hầu hết CPU kép (2 nhân) hiện nay đều sử dụng công nghệ siêu phân luồng, khiến nó hoạt động như 4 chiếc CPU riêng biệt.

Tốc độ xung nhịp (Clock speed) được đo bằng gigahertz, là số chu kỳ mỗi giây mà CPU có thể thực hiện. Ví dụ như bộ xử lý Intel Core i7 -4800MQ 4 nhân 8 luồng, tốc độ xung nhịp là 2.70 GHz. Nghĩa là từng nhân trong 4 nhân của con chíp này đều có tốc độ xung nhịp là 2.70 GHz.

Turbo Boost là công nghệ nâng hiệu suất làm việc của con chip, tự động điều chỉnh tốc độ xung nhịp của từng nhân độc lập giúp hệ thống hoạt động nhanh hơn. Ví dụ Intel Core i7 -4800MQ 4 nhân 8 luồng , tốc độ xung nhịp 2.70 GHZ, turbo Boost tối đa 3.70 GHz. Nghĩa là khi hoạt động bình thường, mỗi con chịp độc lập sẽ có tốc độ 2.70 GHz, nhưng khi thực hiện các tác vụ nặng như thiết kế thì 1 con chip xử lý tác vụ đó có thể đạt tốc độ 3.70 GHz.

Hầu hết các CPU core i5 và i7 đều có tính năng này, còn CPU core i3 thì không.

Bộ nhớ đệm (Cache) là lượng RAM nhỏ trong CPU, là nơi các dữ liệu được nằm chờ các ứng dụng và phần cứng xử lý. Bộ nhớ đệm giúp tăng tộ độ xử lý của máy tính. Hầu hết các CPU có từ 1 đến 4 MB bộ nhớ đệm.

Công suất thoát nhiệt (TDP) là lượng nhiệt chíp xử lý toả ra mà hệ thống mà hệ thống làm mát cần giải toả. Thông thường, đây chính là mức tiêu thụ điện của con chip. Ví dụ như chip Intel Core i7 4800MQ có TDP là 47W nhưng không đồng nghĩa với việc chip này luôn tiêu thụ với mức điện 47W mà còn tuỳ thuộc và tác vụ nặng nhẹ mà máy phải sử lý.

VPro: Tính năng quản lý từ xa được xây dựng cho bộ phận CNTT. Nhiều máy tính xách tay kinh doanh có CPU với vPro, nhưng các hệ thống tiêu dùng thì không.

Cách đọc tên gọi CPU.

Phần đầu tiên tên chíp chính là thương hiệu sản xuất chip CPU này Thông thường là Intel Core. Tuy nhiên, Cũng có thể là Xeon, Celeron, Pentium hay Atom.

Tiếp theo là phiên bản xử lý của chip. Có 3 phiên bản xử lý là i3, i5, i7.

Thế hệ chip: Bắt đầu từ thế hệ thứ 2, riêng thế hệ đầu tiên sẽ không có. Hiên nay, đã có 7 thế hệ chip.

Theo sau là mã của CPU. Mỗi chiếc CPU lại có 1 mã này.

Hậu tố có thể gồm 1, 2 hoặc 3 chữ cái kết hợp với nhau. Hậu tố này là biểu hiện hiệu năng xử lý cũng như khả năng tiết kiệm điện của con chip đó.

Bản ý nghĩa các hậu tố chip thế hệ 2

QX

Bộ xử lý hiệu năng rất cao, 4 lõi

X

Bộ xử lý hiệu năng cao, 2 lõi

Q

Bộ xử lý hiệu năng cao 4 lõi

E

Bộ xử lý 2 lõi tiết kiểm điện TDP >= 55w

T

Bộ xử lý tiết kiệm điện cao TDP 30-39 w

P

Bộ xử lý tiết kiệm điện cao TDP 20-29w

L

Bộ xử lý tiết kiệm điện cao TDP 12-19w

U

Bộ xử lý tiết kiệm điện rất cao TDP =< 11.9w

S

Kiểu hình thức dành cho di động với gói 22x22 BGA

Tham khảo ý nghĩa các hậu tố khác: https://goo.gl/6EC2wn.

Hi vọng với những thông tin trên đây của chúng tôi, sẽ giúp bạn phần nào hiểu hơn về CPU laptop, có kiến thức để lựa chọn được những chiếc laptop ưng ý, phù hợp với nhu cầu sử dụng của mình.